Báo giá/Hợp tác
Kinh tế toàn cầu đang mở rộng với sự hợp tác kinh tế giữa các nước giao thương, xuất nhập khẩu hàng hóa sôi động không ngừng. Tuy nhiên khi đại dịch nổ ra, các nước thực hiện chính sách đóng cửa quốc gia, kinh tế trì trệ vì logistics và xuất nhập khẩu không thể hoạt động.

Thực trạng chuỗi cung ứng tại Việt Nam

Số lượng doanh nghiệp tham gia logistics ngày càng tăng. Tuy nhiên, hầu hết những công ty logistics này đều hoạt động với quy mô nhỏ lẻ. Có nhiều doanh nghiệp là đại lý cho các tập đoàn Logistics từ nước ngoài. Nếu xét trên quy mô lãnh thổ nước ta thì con số trên vẫn chưa đủ để đáp ứng nhu cầu.

Thêm vào đó, các doanh nghiệp ngoại cũng đang đầu tư vào thị trường logistics màu mỡ của Việt Nam và cạnh tranh mạnh mẽ, điều này sẽ làm cho các doanh nghiệp Việt càng gặp khó khăn.

Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động logistics tại Việt Nam

Cơ sở hạ tầng

Một trong những vấn đề nan giải mà logistics nước ta gặp phải là các cơ sở hạ tầng phục vụ cho các hoạt động logistics chưa hiện đại, thiếu những trang thiết bị tốt nhất để vận chuyển hàng hóa. Thêm vào đó tình trạng nhiều hàng hóa ùn tắc, quá tải chưa có phương pháp tháo gỡ.

Ứng dụng công nghệ thông tin chưa được tốt

Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào Logistics còn yếu. Ví dụ như mảng website hầu hết đều là các thông tin giới thiệu dịch vụ mà chưa cập nhật được các tính năng theo dõi đơn hàng, lịch tàu, booking… Để phát triển vững mạnh thì ứng dụng CNTT là rất cần thiết.

Chính sách quản lý của nhà nước

Khung hành lang pháp lý chưa được chặt chẽ, linh hoạt, các điều luật chỉ thị hỗ trợ chưa có hiệu quả để thúc đẩy lĩnh vực logistics, xuất nhập khẩu phát triển.

094 457 76 65

Khách hàng của chúng tôi

Bạn đang tìm kiếm dịch vụ vận tải tốt nhất?

Logistics CMC cam kết cung cấp dịch vụ và giải pháp logistics tối ưu, đáp ứng nhu cầu của từng khách hàng.