Báo giá/Hợp tác
Xuất khẩu các mặt hàng chế biến từ gỗ đang trên đà phát triển bất chấp kinh tế đang chịu ảnh hưởng nặng từ đại dịch và khủng hoảng chuỗi cung ứng.

Năm 2021 có thể coi là một năm trì trệ đối với nhiều mặt hàng xuất nhập khẩu vì tác động quá lớn của Covid 19 mang lại và tình trạng ách tắc chuỗi cung ứng. Nhưng đối với ngành khai thác, chế biến và xuất nhập khẩu gỗ vẫn có những tín hiệu tín cực cũng như nhiều cơ hội để phát triển và vươn lên. Melody xin chia sẻ một số thông tin lưu ý để doanh nghiệp kinh doanh nông nghiệp, đặc biệt là ngành gỗ nắm bắt được tình hình hiện nay.

Những tín hiệu lạc quan 

Theo những số liệu được công bố, kim ngạch xuất khẩu gỗ và lâm sản 11 tháng năm 2021 đạt 14,27 tỷ USD, tăng tới 21% so với năm 2020. Đáng chú ý, ước giá trị xuất khẩu cả năm 2021 đạt 15,6 tỷ USD, tăng 18% so với năm 2020 và vượt kế hoạch đặt ra (14 tỷ USD). Giá trị xuất siêu cao, ước đạt 12,6 tỷ USD, tăng 18,4% so với năm 2020. Đây là mức tăng trưởng vượt trội trong tình hình dịch bệnh đang căng thẳng trong nước và cả thế giới.

Dịch covid tác động mạnh đến các ngành chế biến, đặc biệt là ngành nông sản có thời hạn sử dụng, bảo quản ngắn. Thế nhưng, đối với ngành chế biến và xuất khẩu gỗ, đây là cơ hội, bởi nhu cầu mua sắm, trang trí nhà cửa của khách hàng nước ngoài tăng cao.

Trong đó có thể kể đến thị trường Mỹ chiếm hơn 65% tổng giá trị xuất khẩu, đây cũng là thị trường xuất khẩu gỗ lớn nhất của Việt Nam. Thị trường Hong Kong (Trung Quốc) chiếm 8,5%, tăng hơn 47%; thị trường Đài Loan (Trung Quốc) chiếm 5,6%, tăng 43%. Đặc biệt, kể từ khi Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA) chính thức có hiệu lực từ tháng 8/2020, ngành gỗ Việt Nam nói chung và ngành chế biến, xuất khẩu gỗ Bình Dương nói riêng kỳ vọng sẽ mở rộng thị trường tiêu thụ tại các quốc gia trong khối châu Âu.

Ứng phó với trở ngại 

Ngành chế biến, xuất khẩu gỗ Việt Nam vẫn trên đà tăng trưởng vượt trội, ngay cả trong điều kiện cả nước đang ứng phó với dịch COVID-19. Tuy nhiên, toàn ngành vẫn đang phải đối mặt với những trở ngại khách quan bên cạnh dịch bệnh COVID-19.

Và cũng tồn tại những nguy cơ bởi phía Mỹ sẽ gia tăng các biện pháp phòng vệ đối với các mặt hàng có sự tăng trưởng đột biến. Các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam cần tuân thủ chặt chẽ những quy định về chứng nhận xuất xứ và chống gian lận.

Cùng với những quy định mới của thị trường Mỹ, ngành chế biến, xuất khẩu gỗ Việt Nam cũng đang đối mặt với một vấn đề chung của nền kinh tế thế giới. Đó là tình trạng thiếu container rỗng để xuất hàng qua các cảng quốc tế trước khi chuyển giao cho các khách hàng khắp thế giới.

Bên cạnh đó chi phí vận chuyển trong thời điểm hiện tại đã tăng lên rất nhiều lần so với các tháng trước đó nên các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu gỗ nói riêng chịu tác động tiêu cực từ việc tăng giá cước trên các tuyến đường dài.

094 457 76 65

Khách hàng của chúng tôi

Bạn đang tìm kiếm dịch vụ vận tải tốt nhất?

Logistics CMC cam kết cung cấp dịch vụ và giải pháp logistics tối ưu, đáp ứng nhu cầu của từng khách hàng.